Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị vẹo cổ
Trong qua trình chăm sóc em bé các ba mẹ trẻ có thể phát hiện thấy trẻ có các biểu hiện như: Thường xuyên nằm nghiêng đầu về một bên, thích xoay mặt về một phía và ít xoay về phía còn lại, hoặc đầu của trẻ nghiêng sang một bên phải hoặc trái khi lẫy, ngồi. Các biểu hiện này cho thấy rất có thể em bé đã mắc tật vẹo cổ.
Vẹo cổ là tật thường gặp ở trẻ em, đây là một tật không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến các chức năng vận động cột sống, thị giác, tính thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
Vẹo cổ là cụm từ miêu tả tư thế đầu so với trục thân mình, nó không phải là một bệnh độc lập mà chỉ là 1 dấu hiệu, biểu hiện của 1 bệnh hay hội chứng nào đó trẻ đang mắc từ bẩm sinh thai kỳ hoặc trong quá trình chăm sóc sau sinh.
Khi nghi ngờ em bé của mình mắc tật vẹo cổ, ba mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ thực hiện các nghiệm pháp kiểm tra chi tiết để tìm ra nguyên nhân. Hoặc nhấn vào đây để nhận ngay sự tư vấn tận tình của đội ngũ Trung Tâm phục hồi chức năng Vietrehab.
Vẹo cổ ở trẻ thường được chia ra theo hai nhóm nguyên nhân chính:
+ Vẹo cổ do bệnh u xơ cơ ức đòn chũm hay xơ hóa cơ ức đòn chũm.
+ Vẹo cổ không do xơ hóa cơ ức đòn chũm.
Vẹo cổ do xơ hóa cơ ức đòn chũm.
Cơ ức đòn chũm nằm ở phía cổ trước và bên, nó có 2 bó chạy từ mỏm chũm của xương thái dương xuống bám tại khuyết ức của xương ức và 1/3 trong của xương đòn. Cơ này thực hiện chức năng nghiêng đầu và xoay đầu khi co cơ, Vẹo cổ do xơ hóa cơ ức đòn chũm là do cơ ức đòn chũm khi bị xơ hóa cơ bị co ngắn, giảm đàn hồi, kém phát triển và giảm chiều dài so với cơ ức đòn chũm bên còn lại. Khi các tế bào sợi cơ này bị xơ hóa sẽ khiến cơ bị co ngắn kéo đầu nghiêng về một bên, mặt xoay về bên còn lại. Tùy theo mức độ co ngắn của cơ mà cho kết quả đầu nghiêng, hạn chế xoay mức độ tương ứng nặng hay nhẹ,
Tật vẹo cổ do xơ hóa cơ ức đòn chũm dễ dàng phát hiện, chẩn đoán qua quan sát bằng mắt, sờ trực tiếp cơ ức đòn chũm hoặc siêu âm kiểm tra tính chất, mật độ cơ.
Trong điều trị vẹo cổ do xơ hóa cơ ức đòn chũm, phương pháp vật lý trị liệu được ưu tiên chỉ định hàng đầu và cần được thực hiện theo nguyên tắc càng sớm càng hiệu quả nhanh, tỷ lệ thành công cao và ngược lại trẻ càng lớn hiệu quả càng chậm, tỉ lệ thành công giảm.
Cơ chế của điều trị vật lý trị liệu xơ hóa cơ ức đòn chũm là kéo giãn dài và làm mềm cơ ức đòn chũm bị xơ ngắn, phục hồi chức năng tầm vận động bình thường của cột sống cổ.
Vẹo cổ do Xơ hóa cơ ức đòn chũm có thể hình thành khối u hoặc không, nếu có khối u thì chỉ là giả u, tức khối u sẽ giảm thể tích sau 1 vài tháng ngay cả khi không can thiệp vật lý trị liệu. Do đó việc khối u nhỏ đi không có nhiều ý nghĩa trong đánh giá bệnh thuyên giảm, hiệu quả điều trị tốt.
đánh giá kết quả điều trị cần dựa trên cơ chế điều trị nói ở trên. tức là cần dựa trên các thông số chức năng vận động cột sống và mật độ xơ hóa trong kết quả siêu âm cơ ức đòn chũm (không cần chú ý nhiều đến thể tích siêu âm).
Cần đánh giá hiệu quả điều trị định kỳ 2-3 tuần/ lượt bằng các phép đo chỉ số chức năng thông qua lượng giá chức năng, so sánh với kết quả trước điều trị để đánh giá hiệu quả tiến triển. Hiện nay tại nước ta, công tác điều trị còn coi nhẹ, đa số chưa thực hiện đánh giá, ghi chép bài bản như vậy, các bác sĩ, nhân viên y tế thường đánh giá cảm tính, cảm nhận tính chính xác không cao và có thể gây kéo dài thời gian điều trị, giảm hiệu quả và tăng nguy cơ thất bại do không điều chỉnh mục tiêu kịp thời trong quá trình khám chữa bệnh.
Bệnh cần theo dõi và khám định kỳ cho đến 5 tuổi.
Tật vẹo cổ không do xơ hóa cơ ức đòn chũm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây biểu hiện vẹo cổ ở trẻ không do bệnh xơ hoa cơ ức đòn chũm.
Hiện nay tình trạng này thường được gọi chung bởi các cụm từ như : Vẹo cổ bẩm sinh, vẹo cổ thói quen, vẹo cổ do tư thế.
Tuy nhiên những cụm từ này không rõ ý nghĩa đối với việc tìm căn nguyên gây vẹo để đưa ra các phương pháp thích hợp khắc phục các căn nguyên đó.
Ví dụ: tật lác do liệt thần kinh số 4, tật song thị, tật loạn viễn bẩm sinh trong chuyên khoa mắt gây vẹo cổ. Hội chứng tiền đình tiểu não, bệnh u tiểu não trong chuyên khoa thần kinh gây vẹo cổ. Hội chứng cổ ngắn, bệnh bại não yếu 1/2 người cũng gây vẹo cổ…vv. Vẹo cổ trong những trường hợp này cần phải điều trị bởi những kỹ thuật chuyên khoa phù hợp.
Do đó việc tìm ra vấn đề mắc lỗi và đưa ra phác đồ kỹ thuật chuyên khoa phù hợp là việc cần làm đầu tiên trước khi điều trị vẹo cổ không do u xơ cơ ức đòn chũm. Không thể cho chỉ định kéo giãn cơ cho một trường hợp vẹo cổ do yếu cơ.
Tại trung tâm vật lý trị liệu nhi khoa VietRehab, nếu trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm các bác sỹ trước khi điều trị sẽ tiến hành khám lượng giá các chức năng hạn chế của bé, so sánh các thông số bình thường cần đạt được và giải thích rõ ràng giúp gia đình hiểu được mục tiêu của phương pháp điều trị.
Đối với trẻ vẹo cổ không do u xơ cơ ức đòn chũm, bác sĩ cần khám để xác định các vấn đề mà bé đang mắc phải, mức độ của vấn đề và các yêu tố liên quan. giải thích cho gia đình và đưa ra kế hoạch điều trị đúng hướng và thời gian dự kiến, giúp gia đình an tâm trong quá trình điều trị.