Chuyên mục
CHỈNH HÌNH CHÂN TAY VÀ CỘT SỐNG

Bài tập cho trẻ Vẹo cổ bẩm sinh tại nhà

Vẹo cổ bẩm sinh là một dị tật về tư thế gặp ở trẻ sơ sinh. trẻ mắc tật này cần điều trị sớm bằng vật lý trị liệu để có cơ hội khỏi cao và tránh được các biến chứng. Để điều trị Vẹo cổ bẩm sinh hiệu quả cần phối hợp giữa công tác điều trị tại bệnh viện và tại nhà thông qua hướng dẫn người chăm sóc trẻ các bài tập tại nhà.

Phát hiện và Phân loại

Việc đầu tiên ba mẹ cần làm khi nghi ngờ hoặc phát hiện em bé của mình có biểu hiện hoặc đã hình thành chứng vẹo cổ là đưa em bé đến gặp các bác sĩ có kinh nghiệm để tìm ra cơ chế, căn nguyên gây ra tình trạng nghiêng vẹo.

Tình trạng vẹo cổ có rất nhiều bệnh, chứng gây ra. Sau khi tìm ra bệnh chứng (căn nguyên) gây vẹo, các bác sỹ, nhà chuyên môn sẽ bắt đầu lập kế hoạch điều trị bệnh chứng đó. Khi điều trị bệnh chứng hết thì đồng nghĩ tình trạng vẹo cổ sẽ được chấm dứt hoặc cải thiện.

Vẹo cổ bẩm sinh
                             Hình 1: Em bé mắc Vẹo cổ bẩm sinh

Tại trung tâm VietRehab chúng tôi khám phân lập các bệnh chứng thường gây tình trạng vẹo cổ như sau:

– Bệnh xơ hóa cơ ức đòn chũm hay u xơ cơ ức đòn chũm.

– Tật vẹo cổ mắc phải , Tật vẹo cổ bẩm sinh hay vẹo cổ tư thế bào thai.

– Vẹo cổ do lác (cần khám chuyên khoa mắt).

– Bại não , bại liệt (polio) gây yếu nửa người, hội chứng tiểu não,…

– Trật khớp háng, trật khớp vai, trật khớp cùng đòn, di tật đốt sống bẩm sinh (thiếu đốt, dính đốt, khuyết thân đốt, gai đôi), trật đốt sống…

– Bệnh về tai, tiền đình ốc tai một bên.

– Vẹo cổ cấp sau nhiễm trung, sau sốt, trúng phong, tư thế sai …

Biến chứng 

Những trẻ em bị mắc chứng vẹo cổ nếu không sớm được chữa khỏi, trẻ có thể mắc phải các biến chứng sau:

– Hình dạng đầu bất thường, méo mó,

– Các vấn đề về ăn uống và hô hấp.

– Các biến dạng vùng mặt gây mất đối xứng như: Mũi cong lệch về một bên, khớp hàm lệch, hai măt không nằm trên một đường thẳng ngang, nép má bên vẹo, tai một bên cao một bên thấp.

– Xuất hiện cong vẹo cốt sống cổ và cột sống ngực khi lớn lên (ngay cả đối với trẻ đã tự khỏi vẹo cổ), cong vẹo cột sống thường phát triển tiềm tàng khó phát hiện khi trẻ dưới 5 tuổi. Độ cong sẽ phát triển mạnh khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì. (Hình 2)

– Dáng đi bất thường, đi nghiêng người, vai cao vai thấp, khó khăn trong chạy nhảy do bất đối xứng trọng tâm cơ thể.

– Biến chứng về mắt gây lác.

Vẹo cổ bẩm sinh gây biến chứng cong vẹo cột sống cổ
            Hình 2:  Vẹo cổ bẩm sinh gây cong vẹo cột sống cổ

Trong trường hợp khó khăn tiếp cận y tế hoặc trong quá trình chờ đợi y tế, ba mẹ có thể hỗ trợ điều trị bằng các động tác, hoạt động. Thông tin dưới đây mô tả một số bài tập kéo giãn và tư thế trị liệu mà ba mẹ có thể làm để thư giãn các cơ cổ bị căng. Những động tác, hoạt động này có thể  giúp cải thiện tình trạng vẹo cổ của bé hoặc giúp trẻ khỏi bệnh đối với trường hợp nhẹ.

Lưu ý: Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho thực hành điều trị của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một số bài tập tại nhà giành cho ba mẹ, người chăm sóc trẻ.

Bài tập 1: Nghiêng đầu trẻ sang bên phải  .

– Đặt trẻ nằm ngửa.

– Đặt lòng bàn tay trái của bạn dưới phía sau đầu của bé.

– Đặt tay phải của bạn lên vai trái của bé.

– Nhẹ nhàng kéo đầu trẻ về trên phải , hướng tai phải của bé về phía vai phải. Đồng thời ấn nhẹ nhàng xuống vai trái của bé.

– Dừng lại khi bạn cảm thấy căng tức. Giữ nguyên tư thế trong 30 đến 60 giây. Thực hiện động tác này thêm ba lần trong ngày.

Bài tập cho trẻ vẹo cổ bẩm sinh
Bài tập 1: Kéo đầu em bé nghiêng về bên phải

Bài tập 2: Xoay mặt trẻ về bên trái.

– Đặt trẻ nằm ngửa.

– Đặt tay phải của bạn lên vai phải của em bé. Dùng tay trái xoay nhẹ đầu trẻ sang trái.

Dừng lại khi bạn cảm thấy căng tức. Giữ trong 30-60 giây. Thực hiện động tác này thêm 3 lần trong ngày.

Bài tập 3: Tư thế chơi.

– Đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi.

– Đặt một món đồ chơi nhiều màu sắc ở bên trái của bé

– Chúng tôi khuyến khích đặt em bé ở tư thế này thường xuyên trong ngày.

Bài tập này giúp gia tang tầm vận động và sức mạnh cơ cổ bên vẹo.

Bài tập cho trẻ Vẹo cổ bẩm sinh
Hình 4: Đặt tư thế chơi.

Bài tập 4: Tư thế nằm sấp.

– Đặt em bé của bạn nằm sấp.

– Đặt đồ chơi sang trái của bé

– Điều này khiến bé tang tầm vận động xoay cổ bên trái.

– Làm điều này thường xuyên trong ngày khi thức chơi hoặc khi ngủ nhưng không quá 20 phút.

bài tập cho bé vẹo cổ bẩm sinh tại nhà
Hình 5: Đặt bé nằm sấp khi thức

Bài tập 5: Tư thế bế giúp cải thiện tầm vận động nghiêng.

– Bế em bé dựa lưng vào ngực ba mẹ, mặt bé nhìn ra ngoài.

– Người bế dùng cánh tay phải luồn xuống phía dưới để bế em bé.

Dùng cánh tay trái để nâng đầu của em bé nghieng về bên phải. 

– Sử dụng tư thế này bất cứ khi nào bế em bé.

Bài tập cho bé Vẹo cổ bẩm sinh tại nhà
Hình 6: Bài tập giúp em bé cải thiện tầm vận động nghiêng

Bài tập 6: Tư thế bế giúp cải thiện tầm vận động xoay.

– Bé dựng bé, áp cơ thể bé vào cơ thể của ba mẹ.

Người bế đẩy nhẹ má trái của mình vào má phải của bé. Điều này giúp bé xoay mặt sang trái. Có thể cho bé nhìn vào gương để làm bé quên đi hành động khó chịu và hợp tác giữ nguyên tư thế này.

– Hãy ôm con theo cách này thường xuyên trong ngày.

Bài tập cho bé Vẹo cổ bẩm sinh tại nhà
Hình 7 : Bài tập giúp em bé cải thiện tầm vận động xoay

Bài tập 7: Tư thế khi cho bé ăn.

Làm điều này cho dù bạn đang cho con bú hay bú bình. Bế con của bạn để chúng nhìn sang bên trái. Nếu bé khó ăn ở tư thế này, hãy để bé ở tư thế bình thường. Chú ý hãy giữ tránh đầu bé ngửa để tránh sặc.

Bài tập cho trẻ vẹo cổ bẩm sinh tại nhà
Hình 8 :Tư thế khi cho bé ăn

Những việc khác cần làm.

Sử dụng các động tác kéo giãn và các cách đặt tư thế trong tài liệu này thường xuyên hàng ngày để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, hãy cố gắng để bé nhìn sang trái và nghiêng đầu sang phải càng nhiều càng tốt.

Em bé có thể tỏ ra khó chịu khi bị thực hiện bài tập do bị kéo căng. Nhưng lưu ý không được làm chấn thương em bé. Nếu bạn nghĩ rằng em bé đang bị đau, hãy dừng việc kéo giãn hoặc đặt tư thế và thử lại sau.

Tư vấn

Tài liệu này không nhằm thay thế cho việc chăm sóc và chú ý của bác sĩ hoặc các dịch vụ y tế chuyên nghiệp. Mục đích của chúng tôi là thúc đẩy sự tham gia tích cực của gia đình vào việc chăm sóc và điều trị thông qua cung cấp thông tin,hướng dẫn các bài tập bổ trợ tại nhà. Các câu hỏi về mối quan tâm sức khỏe cá nhân hoặc các lựa chọn điều trị cụ thể nên được thảo luận với bác sỹ.

Nếu bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Trung Tâm Vật Lý Trị Liệu Trị Liệu Vẹo Cổ Bẩm Sinh VietRehab.  

Địa chỉ: Số 95B3 KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – HN.

SĐT: 0888 580 555 hoặc 0918 517 681

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0888580555
Liên hệ