Chuyên mục
VẸO CỔ BẨM SINH - XƠ HÓA CƠ ỨC ĐÒN CHŨM

Các Mức Độ Của Bệnh Xơ Hóa Cơ Ức Đòn Chũm.

Xơ hóa cơ ức đòn chũm là một dị tật tư thế do cơ ức đòn chũm bị xơ hóa và co rút, có thể hình thành khối u hoặc chỉ là một dải căng cứng. Bệnh thường được phát hiện một các tình cờ bởi những người chăm sóc trẻ khi vệ sinh vùng cổ của em bé.

Thông thường các em bé có có các yếu tố sau sẽ có nguy cơ mắc tật xơ hóa cơ ức đòn chũm :

– Ngôi thai nghịch: Ngôi mông hoặc ngôi ngang.

– Dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi khiến em bé khó khăn trong hoạt động xoay và nghiêng cột sống cổ.

– Cạn ối, thiểu ối.

– Tuổi tác của người mẹ lớn khiến cơ thành tử cung giảm sự đàn hồi.

– Thai phụ có hệ thống cơ thành bụng cứngchắc, thường gặp ở những người hoạt động thể thao, thể dục thẩm mỹ.

– Thai phục ít hoạt động, di chuyển hoặc có chỉ định hạn chế vận động, di chuyển của bác sĩ trong thời kỳ mang thai.

– Khó sinh.

– Tiêu đường thai kỳ.

– Dị dạng tử cung, vách ngăn tử cung.

Nói chung các yếu tố nguy cơ gây bệnh xơ hóa cơ Ức đòn chũm đều là những yếu tố có thể khiến đầu của thai nhi khó khăn vận động trong tử cung thai nhi có xu hướng duy trì một tư thế trong một khoảng thời gian dài, cơ Ức đòn chũm là cơ chính trong hoạt động vận động cột sống cổ, do không được vận hành thường xuyên nên bị thay đổi cấu trúc gây nên tình trạng xơ hóa cơ, cho đến nay về cơ chế của quá trình xơ hóa vẫn chưa được tìm ra chính xác nhưng người ta cho rằng chính sự hạn chế vận động khiến cơ không được cung cấp máu đầy đủ

Khi bạn quan sát em bé của bạn thấy có một trong những đặc điểm, dấu hiệu sau thì có thể bạn nên theo dõi bệnh xơ hóa cơ ức đòn chũm:

– Bé bị lép một bên mặt vùng cằm, thông thường các em bé sinh ra hai bên cằm sẽ đều như nhau nhưng với em bé bị tật xơ hóa cơ ức đòn chũm các cơ mặt phía bên bệnh bị co kéo khiến hai nửa bên mặt vùng cằm má không đều nhau.

– Bé thường xuyên nghiêng đầu sang một bên cả khi ngủ và khi thức.

– Bé không xoay mặt sang phía bên còn còn lại, khi bạn cố gắng xoay mặt bé sang bên đối diện sẽ thấy khó khăn hoặc em bé sẽ kháng cự và khóc.

– Đầu của em bé bị méo, bẹp. Đây có thể là do hậu quả của việc bé nằm lâu tại một tư thế do không xoay được đầu.

– Khi bé lẫy đầu của bé thường xuyên nghiêng sang một bên.

– Ở những trẻ lớn hơn, trẻ nghiêng đầu sang một bên kể cả tư thế ngồi hoặc đứng, đi.

Để chẩn đoán chính xác hơn bạn nên chuyển sang hình thức kiểm tra trực tiếp bằng tay các cấu trúc vùng xung quanh cổ của bé, khi kiểm tra bạn có thể gặp một số biểu hiện sau:

+ Có khối u cứng hoặc mềm nằm trên đường thẳng chéo từ phía sau tai đến xương ức, có nhiều trường hợp khối u xơ cứng khiến người thân của bé nhầm lẫn đó là một chiếc xương.

+ Có dải cơ căng cứng như dải gân chạy từ phía sau tai xuống phía xương đòn hoặc xương ức, có trường hợp em bé bụ bẫm, khối xơ căng chìm sâu phía trong khiến người không có kinh nghiệm không sờ thấy dải căng.

+ Khi bạn để em bé trong tư thế nằm ngửa trên đùi của bạn và đầu em thò ra phía ngoài đùi của bạn, thả thõng đầu bé xuống phía dưới, đầu của em bé không thẳng với đường tâm cơ thể mà lệch sang một bên. Đây là một tiêu chí mang tính tin cậy cao.

Sau khi đối chiếu các dấu hiệu qua quan sát và kiểm tra trực tiếp bằng tay bạn có thể dự đoán đc 70% tỉ lệ mắc bệnh của em bé.

Để chính xác hơn nữa, bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ chuyên khoa. Hoặc có thể liên hệ với chúng tôi  qua số máy 0888 580 555 để được tư vấn chi tiết hơn.

Công việc khám chẩn đoán bệnh lý xơ hóa Cơ ức đòn chũm thường được tiến hành kết hợp với khám lâm sàng thông qua các dấu hiệu, test khám bởi bác sĩ và kết quả hình ảnh cận lâm sàng (Siêu âm).
Việc tiến hành chọc dò sinh thiết là không cần thiết trong chẩn đoán phát hiện bệnh xơ hóa cơ ức đòn chũm

Việc tiên lượng khả năng điều trị khỏi và thời gian điều trị Vật lý trị liệu bao lâu phải thông qua việc khám chức năng của Cơ ức đòn chũm. Công việc này thường được tiến hành bởi một nhà Vật lý trị liệu và nên là một người đã có kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị cho bệnh nhân vẹo cổ bẩm sinh hay bệnh nhân xơ hóa cơ ức đòn chũm bởi nó là một căn bệnh hiếm gặp (dị tật) nên không phải bất cứ một nhà vật lý trị liệu cũng có thể đánh giá và điều trị thành công cho em bé.

Một nhà Vật lý trị liệu có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý Vẹo cổ bẩm sinh, Xơ hóa cơ ức đòm chũm sẽ chỉ rõ cho bạn thấy mức độ bệnh của em bé nặng hay nhẹ thông qua các con số (thông số) cụ thể chứ không phải đơn thuần là quan sát và kết luận theo cảm tính. Họ cũng có thể cho bạn biết về hướng tiến triển chi tiết về sự thay đổi sinh lý của khối u xơ trong quá trình điều trị sau đó.

Sự kiên trì của các bậc cha mẹ trong quá trình điều trị cho em bé là cần thiết nhưng nó cần phải là sự kiên trì theo đúng hướng , nếu không bạn đang vô tình đánh mất thời gian vàng – cơ hội điều trị tốt nhất cho em bé.

Do đó bạn nên bàn luận với bác sỹ trị liệu cho em bé của bạn về kế hoạch và hướng tiến triển của cuộc điều trị ngay tại buổi gặp mặt đầu tiên.

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU NHI KHOA VIETREHAB 

Địa chỉ:
Tại HN: Số 95B3 Khu đô thị Đại Kim – Quận Hoàng Mai – HN.
SĐT: 0888 580 555.
Tại TP HCM: Số 109/24/24 Dương Bá Trạc – Quận 8 – TP HCM
SĐT: 0888 780 555.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0888580555
Liên hệ